Dù là cái tên vàng trong làng hoạt chất skincare, nhưng Retinol khiến nhiều vẫn người cảm thấy xa lạ khi nhắc tới. Vì vậy, Retinol có trị mụn không cũng trở thành thắc mắc của nhiều người.
Retinol được nhắc đến như một hoạt chất thần thánh cho các vấn đề về da, từ trị mụn, trị nám cho tới chống lại quá trình lão hóa. Chính vì được điểm mặt gọi tên nhiều như vậy, nên những ai quan tâm đến skincare cũng rơi vào trạng thái “FOMO” và tìm hiểu về Retinol ngay tức thì.
Một trong những công dụng giúp Retinol trở nên nổi tiếng chính là trị mụn. Thế nhưng, sự thật Retinol giúp có trị mụn không, hay hoạt chất này chỉ đang bị “overrated”? Cùng Mee tìm hiểu qua những thông tin bên dưới nhé.
Biết đâu bạn cần: Retinol có trị nám không nhỉ?
Retinol có trị mụn không?
Nói một cách chính xác thì Retinol có HỖ TRỢ trị mụn. Điều này đồng nghĩa với việc nếu CHỈ dùng Retinol, có thể bạn sẽ không đạt được hiệu quả trị mụn như ý. Nhưng nếu thêm Retinol vào quy trình skincare dành cho da mụn, mọi thứ sẽ trở nên ổn áp hơn nhiều.
Retinol giúp việc trị mụn thêm suôn sẻ là nhờ các đặc tính nổi bật sau đây:
✤ Ở lớp bề mặt da, Retinol giúp tẩy phần da chết cũng như loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và bã nhờn để lỗ chân lông thêm thông thoáng. Hoạt chất này sở hữu khả năng ức chế microcomedones được hình thành từ tế bào chết – “thủ phạm” chính làm bít tắc lỗ chân lông và gây ra mụn. Nhờ vậy, khi dùng Retinol, bạn có thể ngăn ngừa sự hình thành và lan rộng của mụn trứng cá đáng ghét.
✤ Retinol đi kèm công dụng kháng khuẩn và chống viêm, có thể ức chế sự hình thành của các vi khuẩn gây mụn. Không chỉ vậy, Retinol còn thẩm thấu vào lớp hạ bì và kích thích sự sản sinh của collagen và elastin để tăng cường tái tạo tế bào. Đặc tính năng này gián tiếp làm giảm mụn và thâm mụn theo thời gian.
Bên cạnh hỗ trợ trị mụn, Retinol còn hỗ trợ trị nám, tái tạo da và chống lại các dấu hiệu tuổi tác. Đây chính là lý do giúp hoạt chất này được đông đảo các tín đồ skincare săn đón.
Cùng tìm hiểu sâu hơn: Vì sao da mụn không nên dùng Retinol Obagi?
Dùng Retinol trị mụn như thế nào?
Việc dùng Retinol trị mụn cũng giống với việc dùng Retinol cho những mục đích khác (trị nám, chống lão hóa,…). Theo đó, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
✤ Bạn nên lựa chọn các sản phẩm Retinol dạng tuýp hoặc chai bấm để hạn chế tối đa việc Retinol tiếp xúc với không khí và dẫn tới oxy hóa.
✤ Trong thời gian đầu sử dụng Retinol, bạn chỉ nên dùng các sản phẩm có nồng độ thấp từ 0.1 đến 0.5% (hoặc thấp hơn) để tránh tối đa tình trạng kích ứng. Retinol tuy mang tới nhiều hiệu quả “thần kỳ” cho làn da, nhưng lại siêu khó chiều với vô vàn tác dụng phụ. Nếu quá tự tin sử dụng Retinol với nồng độ cao ngay từ đầu, có thể bạn sẽ phải “trả giá đắt”.
✤ Sau khi da đã quen với Retinol nồng độ khiêm tốn, bạn có thể tăng từ từ nồng độ. Tuy nhiên, quá trình này cũng không cần gấp gáp đâu nhé.
✤ Trong những tuần đầu sử dụng Retinol, bạn chỉ nên dùng 2 – 3 lần/tuần cho da làm quen rồi tăng tần suất lên hàng ngày. Retinol cần được dùng vào buổi tối và sau bước tonner. Nếu sợ da kích ứng, bạn có thể thoa thêm một lớp dưỡng ẩm trước khi apply hoạt chất này.
✤ Đừng quên sử dụng kem chống nắng xịn sò vào ban ngày (cực kỳ quan trọng), kem dưỡng chứa chất kháng viêm và phục hồi da. Nếu được, bạn cũng nên kết hợp Retinol với các chất chống oxi hóa khác như Vitamin C hoặc các hoạt chất tẩy tế bào chết như AHA/BHA,… để tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị mụn.
Retinol có trị mụn không? Dùng Retinol như thế nào để hỗ trợ điều trị mụn nhanh chóng? Thông qua một vài thông tin nho nhỏ ở trên, Mee hy vọng bạn đã tìm thấy câu trả lời cho riêng mình!