Dù đã nghe cái tên Retinol nhiều lần, nhưng công dụng cụ thể của hoạt chất này vẫn là dấu chấm hỏi với nhiều người. Vì thế, Retinol có trị nám không cũng trở thành thắc mắc được đông đảo tín đồ làm đẹp quan tâm.
Retinol là một dẫn xuất của vitamin A và thuộc nhóm Retinoid. Hoạt chất đình đám này có mặt trong nhiều sản phẩm chăm sóc da không kê đơn. Dù Retinol tương đối khó chiều và dễ đi kèm tác dụng phụ, nhưng để sở hữu làn da mịn màng căng bóng, đây vẫn là thành phần được các tín đồ skincare “chọn mặt gửi vàng”.
Nhiều người dùng Retinol để hỗ trợ trị mụn và thu nhỏ lỗ chân lông. Một số người khác tìm đến hoạt chất này để sở hữu làn da tươi trẻ đúng ý. Đặc biệt, không ít “cư dân” skincare apply Retinol lên da với ước mong làm mờ vết nám. Vậy Retinol có tác dụng trị nám hay không?
GIẢI ĐÁP: Retinol có trị nám không?
Nhắc tới trị nám, Retinol luôn được coi là cái tên vàng trong làng hoạt chất. Theo các chuyên gia, Retinol bắt buộc phải có trong quy trình skincare nếu bạn muốn làm mờ các vết nám đáng ghét xuất hiện trên làn da của mình.
Cụ thể hơn, Retinol đi kèm khả năng ức chế sự hình thành tế bào sắc tố Melanin. Từ đó hạn chế vấn đề tăng sắc tố da, cũng như hỗ trợ làm mờ vết nám, tàn nhang, đốm nâu hay vết thâm cứng đầu xuất hiện do mụn.
Không chỉ vậy, Retinol còn thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào mới. Chúng sẽ đẩy các tế bào sắc tố, tế bào hư hại lên bề mặt để chúng bong ra và nhường chỗ cho những tế bào khỏe mạnh. Kết quả là, những vết thâm nám dần mờ đi, trả lại cho bạn một làn da căng mịn và đều màu.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng Retinol trị nám tốt nhưng cũng không quá thần thánh đâu nha. Bởi bạn phải kiên trì sử dụng hoạt chất này đúng cách thì các vết nám mới mờ dần.
Thông thường, skincare không thể trị nám triệt để, mà chỉ có tác dụng cải thiện phần nào. Do đó, nếu tình trạng nám nghiêm trọng hoặc muốn “đánh bay” hoàn toàn những vết nám trông “ngứa mắt”, bạn nên tìm đến những công nghệ thẩm mỹ hiện đại hơn.
Bài viết hay liên quan: Vì sao da mụn không nên dùng Retinol Obagi?
Cách dùng Retinol để trị nám hiệu quả
Retinol trị nám tốt, nhưng khó dùng. Hoạt chất này có thể gây kích ứng và đi kèm nhiều tác dụng phụ không mấy dễ chịu. Do vậy, để Retinol phát huy tối đa công dụng với những tác động không mong muốn ở mức tối thiểu, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
✤ Trong thời gian đầu, bạn nên dùng Retinol ở nồng độ thấp với tần suất 1 – 2 lần/tuần rồi mới bắt đầu tăng lên từ từ để da không bị “ngợp”. Theo kinh nghiệm của nhiều tín đồ skincare, bạn nên dùng Retinol 1 lần/tuần trong 1 tuần, 2 lần/tuần trong 2 tuần rồi cứ dần dần tăng lên như vậy.
Nếu vội vàng dùng hoạt chất này ở nồng độ và tần suất cao, có thể bạn sớm phải “trả giá” với những hiện tượng không ai chào đón như dùng Retinol bị bong da, sạm da, nổi mụn,…
✤ Sau khi apply Retinol, bạn phải chờ ít nhất 20 phút mới tiếp tục các bước skincare tiếp theo.
✤ Chú ý dưỡng và cấp ẩm cho da đầy đủ. Tương tự, bạn nên chú ý chống nắng bằng sản phẩm phù hợp. Retinol nhạy cảm với ánh nắng nên bạn chỉ nên dùng vào buổi tối, chứ đừng mạo hiểm sử dụng vào ban ngày nhé.
Retinol có trị nám không? Bạn cần làm gì để Retinol phát huy tối đa hiệu quả trị nám cùng những công dụng mạnh mẽ khác? Với bài viết của Learn With Mee, hy vọng bạn đã tìm thấy những thông tin cần thiết cho vấn đề này.
Chúc bạn sớm sở hữu làn da đẹp như ý!