Điện thoại bị sọc màn hình là một sự cố thường gặp nhất trên smartphone. Sự cố này đôi khi nhìn tưởng chừng rất đơn giản với 1 – 2 đường sọc lung linh sắc màu trên màn hình của máy. Có lúc tình trạng lại nghiêm trọng hơn khi các đường sọc chiếm trọn màn hình của dế yêu. Tuy nhiên, dù đường sọc xuất hiện nhiều hay ít, nhỏ hay to, việc khắc phục sự cố này cũng không hề đơn giản như lầm tưởng của nhiều người.
Màn hình là “bộ mặt” của một chiếc điện thoại thông minh. 95% thao tác của người dùng cũng được thực hiện trên bộ phận này. Thế nên, đây nghiễm nhiên là một trong những bộ phận quan trọng nhất và đắt giá nhất trên chiếc smartphone yêu quý của bạn.
Thế nhưng đồng thời, màn hình cũng là bộ phận phải gánh chịu nhiều tác động khác nhau từ bên ngoài. Nếu bất cẩn làm điện thoại bị rơi, va đập hay làm máy bị đè cấn, màn hình thường là “kẻ” chịu trận đầu tiên. Do vậy, lỗi sọc màn hình điện thoại cũng không xa lạ với các tín đồ công nghệ, khi đây là một hiện tượng vô cùng phổ biến.
MỤC LỤC
Dấu hiệu quen thuộc của lỗi smartphone bị sọc màn hình
Sọc màn hình là một lỗi hư hỏng dễ nhận biết. Tuy nhiên, tình trạng này cũng được chia thành nhiều trường hợp khác nhau như:
✤ Màn hình có thể sọc theo chiều ngang, sọc theo chiều dọc hoặc sọc nhiễu.
✤ Màn hình có thể chỉ xuất hiện 1 đường sọc duy nhất. Đôi khi, toàn bộ màn hình của máy đều là các đường sọc khó chịu.
✤ Máy vừa bị sọc màn hình, vừa bị liệt cảm ứng. Màn hình vừa bị sọc, vừa nhấp nháy liên tục. Khi đó, việc trải nghiệm smartphone gần như không thể diễn ra.
Nguyên nhân nào khiến màn hình điện thoại bị sọc?
Sọc màn hình là tình trạng hoàn toàn liên quan đến phần cứng, chứ chẳng có mối quan hệ nào với phần mềm. Chính vì thế, sự cố này mới trở nên khó khắc phục với người dùng. Bởi bạn gần như không thể tự xử lý tình trạng này tại nhà.
Cụ thể, sau đây là những thủ phạm thường gặp khiến bạn phải đối mặt với những đường sọc “không mời mà đến” trên dế yêu:
► Chiếc điện thoại của bạn đã được liệt trong hàng ngũ “người cao tuổi”. Khi đó, các bộ phận trên máy, bao gồm các linh kiện liên quan đến màn hình cũng dễ bị hư hỏng hơn bình thường.
► Smartphone bị nước ngấm vào, bị đè nén, rơi rớt hoặc va đập mạnh. Những sự cố quen thuộc này thường gây ra hư hỏng ở màn hình, tạo điều kiện cho những vết sọc khó chịu xuất hiện.
► Trong một vài trường hợp hiếm gặp, việc để điện thoại bị nhiễm từ cũng có thể gây ra lỗi.
BẠN CẦN BIẾT:
Tình trạng sọc màn hình thường liên quan đến bộ phận socket (lớp kết nối màn hình với main) hoặc cổ màn hình (lớp tiếp xúc kết nối màn hình và socket). Khi các tác động bên ngoài làm cổ màn hình yếu, socket bị lỏng, gỉ,… sọc màn hình là một trong những hệ quả thường gặp nhất của tình trạng này.
Ngoài ra, với trường hợp điện thoại đột nhiên bị liệt cảm ứng, phía trên cùng màn hình hiện sọc (thường không rõ ràng), nguyên nhân thường nằm ở IC cảm ứng của máy.
Đâu là giải pháp tối ưu cho lỗi điện thoại bị sọc màn hình?
Bạn nên quên đi ngay việc xử lý lỗi sọc màn hình điện thoại tại nhà. Bởi điều này gần như không thể. Thay vào đó, nếu muốn khắc phục sự cố này triệt để, bạn sẽ cần gửi gắm dế yêu cho các trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp.
Dưới đây là một vài công việc bạn nên thực hiện, khi điện thoại bị sọc ngang, sọc dọc hoặc sọc nhiễu:
✿ Dùng tay gõ nhẹ vào màn hình. Bạn nên gõ ở khu vực phía trên, ở phía dưới camera trước. Cách này có lúc phát huy tác dụng, nhiều lúc không. Tuy nhiên, dù đem tới hiệu quả đi nữa, đây cũng chỉ là giải pháp xử lý tạm thời. Các đường sọc vẫn xuất hiện lại ngay sau đó.
✿ Đem điện thoại đi sửa chữa. Giải pháp triệt để nhất dành cho bạn là thay màn hình điện thoại. Dù nguyên nhân nằm ở cổ màn hình hay socket màn hình, bạn đều phải thay màn hình cho máy nguyên bộ.
Hiện nay, một số trung tâm cung cấp dịch vụ ép cổ màn hình để xử lý các đường sọc xảy ra do cổ màn hình bị yếu. Tuy nhiên, cách này chứa đựng khá nhiều rủi ro, cũng không hề đem lại hiệu quả về lâu dài. Vì vậy, đây là dịch vụ bạn không nên sử dụng.
Trong một số ít trường hợp, khi máy bị sọc màn hình do IC cảm ứng, bạn chỉ cần thay IC cảm ứng với chi phí rẻ hơn thay màn hình. Thế nhưng, trường hợp này cũng khá hiếm gặp.
Kết:
Điện thoại bị sọc màn hình đôi nhìn đơn giản vậy thôi, nhưng khiến bạn tốn nhiều chi phí để khắc phục lắm đấy nhé. Để hạn chế tình trạng này, bạn không còn cách nào khác là phải sử dụng dế yêu cẩn thận và luôn nâng niu máy từng giờ từng phút.
Trong trường hợp đã bị sự cố này làm phiền, bạn đừng quên tìm đến các địa chỉ sửa chữa uy tín, để tránh trường hợp “tiền mất tật mang”.
Xem thêm: Học cách phân biệt thay mặt kính và thay màn hình iPhone